MONE POND }
GIFU SHIRAKAWAGO
TAKAYAMA JTEC SINCE 1996
Hida Great Limestone Cave
Hida Beef }
}
GERO ONSEN }
Japanese Chef Knives Seki Japan }
GUJYO HACHIMAN CASTLE }

VĂN HÓA NHẬT BẢN

Đền thần và chùa của Nhật Bản

28/04/2017

-

NGUYỄN VĂN QUANG

-

0 Bình luận

Cầu nguyện tại đền thần và chùa

Đền thần Shinto và chùa Phật ở Nhật Bản là một trong những điểm du lịch tham quan thu hút rất đông khách nước ngoài. Những đền thần nằm trên núi với phong cảnh đẹp tuyệt vào mỗi mùa khác nhau, những ngôi chùa kết hợp hài hòa giữa kiến trúc sắc sảo và những khu vườn theo kiểu truyền thống, tất cả đều chứa đựng đầy những thứ tuyệt vời đáng để tham quan. Và cũng có những nơi mà người dân Nhật Bản đã thờ từ rất lâu đời. Rất đáng để bỏ ra một ít thời gian học cách cầu nguyện cho đúng và tận hưởng chuyến tham quan bất ngờ đến những điểm du lịch tuyệt vời này.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa đền thần và chùa. Đền thần được xây để phục vụ tín ngưỡng đạo Shinto và được nhận diện bằng cổng Torii ở lối vào. Chùa được xây dưng để phục vụ tín ngưỡng đạo Phật và mỗi chùa có một cổng Sanmon ở mỗi lối vào. Các cổngSsanmon lớn ở các chùa như Chùa Todai-ji ở Nara hay chùa Senso-ji ở Tokyo có vòm cổng cực kỳ ấn tượng và các tượng thần gác cửa rất oai vệ (gọi là Niozo) khắc trên cột.

Đền thần

1. Đi qua cổng Torii

Tất cả đền thần, thậm chí cả những đền thần không có gian thờ chính đều có cổng Torii. Cổng Torii là ranh giới chia cắt giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh. Đi qua cổng Torii đồng nghĩa với việc bạn đã đặt chân vào lãnh địa của Thần Thánh. Mặc dù dạo gần đây càng ít người biết đến nghi thức Torii, nghi thức đúng là chỉ cần cúi đầu chào một lần trước cổng Torii. Ngoài ra, lối đi chính giữa vào đền thần là lối đi được dành riêng cho các vị Thần. Mẹo để tham quan đúng lễ nghi là nên tránh lối đi ở giữa và đi ở 2 bên của đường đi.

Cổng Torii

2. Rửa thật sạch tay và miệng của bạn tại khu vực "Temizuya"

Khu vực Temizuya gồm một đài phun nước và nhiều gáo múc nước không phải là nơi để uống nước. Đây là nơi để cử hành nghi thức gọi là "Misogi", một nghi thức để thanh tẩy cơ thể và tâm hồn bằng nước trước khi vào đứng trước các vị Thần. Theo đúng truyền thống thì trước đây người ta phải khỏa thân khi làm nghi thức này tại những địa điểm Misogi đặc biệt như ở biển hay sông, nhưng ngày nay nó đã được đơn giản hóa thành rửa tay và miệng tại Temizuya. Việc này có ý nghĩa là gột rửa đi những ô uế trong tâm hồn bạn cũng như trong cơ thể bạn.

  • Đầu tiên, cầm gáo nước bằng tay phải và múc nước rửa tay trái.

  • Tiếp theo, cầm gáo bằng tay trái và rửa tay phải.

  • Dùng nước đã múc bằng tay trái để súc miệng. Không được chạm muôi trực tiếp vào miệng.

  • Cuối cùng, dùng hết phần nước còn lại, vẩy muôi xuống cho khô nước.

*Bạn chỉ múc nước lên đúng một lần duy nhất ở bước đầu tiên.

Rửa tay và miệng

3. Khi đứng trước điện thờ thì cúi đầu 2 lần, sau đó vỗ tay hai lần và cúi đầu thêm một lần nữa để cầu nguyện.

  • Bỏ đồng "Saisen" một cách nhẹ nhàng vào thùng đựng tiền. Đồng Saisen chính là vật tế Thần.

  • Rung chuông như lời chào đến các vị Thần (nếu không có chuông thì bỏ qua bước này).

  • Cúi đầu chào 2 lần (cúi 2 lần).

  • Vỗ tay 2 lần. Việc vỗ tay mang ý nghĩa thể hiện sự vui mừng hay kính trọng. Nó thể hiện niềm vui của bạn khi được gặp các vị thần và cho thấy sự tôn kính của bạn đối với họ (vỗ 2 lần).

  • Chắp 2 tay lại với nhau, bày tỏ sự biết ơn của mình nhưng chỉ nghĩ trong đầu chứ không nói thành lời.

  • Cúi đầu chào thêm 1 lần nữa (cúi 1 lần).

*Số lần vỗ tay và cúi đầu chào có thể khác ở một số đền thần.

Cầu nguyện

Chùa

Chùa Nhật Bản không có những nghi thức khắt khe khi tham quan như ở đền thần. Nếu ở chùa có Temizuya thì hãy rửa sạch tay và miệng của bạn giống cách rửa ở đền thần và tiến vào án thờ. Nếu ở chùa có nến hoặc nhang, đặt 1 cây (nến hoặc nhang) vào chỗ quy định sau đó ném đồng xu Saisen tế thần vào và chắp tay khấn trong yên lặng. Không được vỗ tay.

Chùa

 

Theo JNTO

TAGS :

Khám phá Nhật Bản