MONE POND }
GIFU SHIRAKAWAGO
TAKAYAMA JTEC SINCE 1996
Hida Great Limestone Cave
Hida Beef }
}
GERO ONSEN }
Japanese Chef Knives Seki Japan }
GUJYO HACHIMAN CASTLE }

VĂN HÓA NHẬT BẢN

Nghệ thuật thư pháp Shodō

28/04/2017

-

NGUYỄN VĂN QUANG

-

0 Bình luận

 

Shodō - Thư pháp

Thư pháp - nghệ thuật dùng nét chữ thể hiện tâm hồn

Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật tạo hình, với bút lông, mực và giấy các nghệ nhân đã lột tả được nét đẹp ẩn chứa bên trong các con chữ, như chữ Hán tự (Kanji) hoặc Hiragana (bảng chữ cái của người Nhật).

Kỹ thuật thư pháp được phân loại theo "Shotai" (Nét chữ) và "Shofū" (Phong cách), theo đó có 3 loại như sau: Khải thư, với các nét vẽ giữ nguyên điểm và đường nét; Hành thư: các nét viết phóng khoáng hơn, không còn tuân thủ nghiêm ngặt các điểm và đường nét của Khải thư; Thảo thư: đây là cách viết giản lược cao độ, bút pháp phóng khoáng và tốc độ viết chữ nhanh hơn cả.

Trong thư pháp, người ta xem trọng nét đẹp của bố cục trong từng chữ, nét chữ, màu mực và bố cục sắp xếp trong tổng thể tác phẩm, đồng thời ý nghĩa hàm chứa trong nội dung tác phẩm cũng rất quan trọng.

Chương trình trải nghiệm thư pháp dành cho khách du lịch nước ngoài/ Nando Machado / Shutterstock.com

Lịch sử của Thư pháp

Thư pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Nara (710-794), cùng với cách chế tạo bút lông, mực và giấy.

Thời kỳ đó, việc sử dụng bút lông, mực để viết được xem như một môn học không thể thiếu đối với tầng lớp quý tộc và võ sĩ, nhưng theo thời gian, nó được truyền rộng rãi cho dân thường.

Ba nhà thư pháp nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản, và được gọi là "Tam bút" là Kuhai, Tachibana no Hayanari, Thiên Hoàng Saga ở thời kỳ Heian (794-1185).

Ngày nay, trong các nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, ma chay, người Nhật vẫn sử dụng bút lông và mực để viết chữ, đặc biệt vào dịp năm mới, nhiều người vẫn thường dùng hình thức này để khai bút đầu năm.

Chân dung của Kuhai, một trong 3 Thư pháp gia nổi tiếng

Tác phẩm "Fūshinjō" của Kūhai 

Một số điều cơ bản trong Thư pháp

Bốn loại dụng cụ cơ bản không thể thiếu, được gọi là "Văn phòng tứ bảo" trong Thư pháp là: bút, nghiên, giấy, mực. Trường hợp không sử dụng mực nước mà dùng mực khô thì cần phải có thêm nước.

Và ngoài ra, bút pháp và thư thế cũng là hai thứ quan trọng cần phải học trong thư pháp.

Trong các thao tác cơ bản của Thư pháp, đầu tiên phải nói đến là hành động mài mực cùng với nước trong nghiên. Khi mực tan ra và trở thành dạng nước thì có thể sử dụng được. Khi cầm bút, sử dụng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của tay phải, cầm ở giữa thân bút; không giống như khi viết bằng bút chì, khi sử dụng bút lông, nên cầm thân bút vuông góc với mặt giấy.

Ngoài ra, khi viết cần phải thẳng lưng, tay trái đặt nhẹ lên giấy. Đối với chữ Hán tự hoặc Hiragana, nếu viết bằng tay phải sẽ dễ dàng hơn nên trong Thư pháp người ta sử dụng tay phải để tạo ra những nét chữ đẹp và sạch sẽ. 

Dụng cụ cơ bản của Thư pháp

 

Theo Japanhopper



TAGS :

Khám phá Nhật Bản